Có nên tự vệ sinh lưới lọc máy giặt tại nhà?

Có nên tự vệ sinh lưới lọc máy giặt tại nhà?

Có nên tự vệ sinh lưới lọc máy giặt tại nhà?

Bỗng dưng một ngày bạn phát hiện quần áo thường xuyên có mùi hôi khó chịu, dính vết bẩn mặc dù đã được giặt? Không hẳn vì bạn đã chọn sai loại xà phòng, nguyên nhân có thể là do chiếc máy giặt lâu ngày không vệ sinh. Để tiết kiệm chi phí cho những lần bảo dưỡng đắt đỏ, cách vệ sinh lưới lọc máy giặt tại nhà vừa đơn giản mà hiệu quả lại cực cao.

1. Lưới lọc máy giặt là gì và nằm ở đâu?

images (13)

Khi máy giặt hoạt động, lồng giặt sẽ vận chuyển để tạo ra lực tác động lên các vết bẩn, các sợi vải thừa, sợi tóc,… bám trên quần áo đánh bật ra ngoài. Những bụi bẩn nãy sẽ bám vào khe lồng giặt, các bộ phận máy. Kéo dài, điều này sẽ dễ bị hư hỏng máy, vì vậy, phần lưới lọc máy giặt được thiết kế để gắn vào để ngăn chặn tình trạng này. Thông thường, các phần lưới lọc được làm từ các nguyên liệu như: inox, sợi nilon, nhựa.

Trên thực tế, khi sở hữu chiếc máy giặt, tính năng và công suất sử dụng là điều mà nhiều người quan tâm nhất. Nhưng sau bài viết này, bạn hãy tìm và kiểm tra ngay phần lưới lọc của chiếc máy giặt mình.

Để xác định vị trí lưới lọc, nếu còn giữ quyển hướng dẫn sử dụng kèm theo máy khi mua thì hãy đọc ngay, bên trong sẽ chỉ bạn chi tiết. Nếu không bạn có thể tìm kiếm theo một số vị trí này:

  • Khi vệ sinh máy giặt cửa trước (ngang), bộ lưới lọc cặn sẽ nằm ở góc dưới bên phải thân máy.
  • Một số máy giặt sẽ có bộ lọc dạng túi lưới nằm trực tiếp bên trong lồng giặt
  • Bộ lọc trên đường thoát nước nằm ở vị trí ống gắn vào vỏ máy giặt (Cần phải tháo vỏ ngoài của máy giặt ra bạn mới có thể thấy được).

2. Lợi ích của việc vệ sinh lưới lọc máy giặt

Vi-sao-thoi-gian-giat-may-giat-quq-lau

Dù mang một trọng trách khá lớn trong việc giúp giặt sạch quần áo nhưng việc vệ sinh lưới lọc máy giặt thường bị bỏ quên nhất. Nhiều người cho rằng bộ phận này không quan trọng nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Ngược lại, nếu thường xuyên vệ sinh lưới lọc máy giặt, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt đến bất ngờ:

  • Khi hoạt động, máy giặt thường phải xử lí lượng lớn quần áo đầy bụi bẩn, nên khó tránh khỏi tình trạng bẩn cặn bám đầy vào lưới lọc. Sau một thời gian, sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền máy giặt và giảm tuổi thọ của máy.
  • Đồng thời, khi độ ẩm bên trong máy giặt càng cao sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Vệ sinh lưới lọc cặn thường xuyên sẽ ngăn chặn được mùi hôi, các mầm bệnh (nhất là các chứng bệnh về da), đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
  • Vệ sinh lưới lọc với tần suất liên tục giống như việc bảo trì chất lượng của máy, giúp máy giặt hoạt động tốt hơn, hạn chế được các chi phí bảo dưỡng, thay thế thiết bị khi xuống cấp.

3. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh lưới lọc máy giặt

Cleanipedia sẽ mách bạn cách vệ sinh lưới lọc máy giặt chi tiết cho từng bộ phận, hãy tham khảo và làm đúng những hướng dẫn bên dưới để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

3.1 Với phần lưới lọc có thể tháo rời

Cách vệ sinh lưới lọc máy giặt nhanh và đơn giản nhất là tháo ngay bộ phận này ra khỏi máy giặt. Sau đó, ngâm lưới lọc trong hỗn hợp dung dịch nước nóng + nước rửa chén để loại bỏ mọi cặn bẩn bị mắc kẹt bên trong.

3.2 Với phần lưới lọc không thể tháo rời

Chiếc bàn chải hay khăn lau chính là lựa chọn làm sạch tối ưu ngay lúc này:

  • Đầu tiên làm sạch vị trí đặt bộ lọc, loại bỏ cặn bẩn bám bên trong máy. Đảm bảo rằng các kẽ hở phải được làm sạch vì đây có thể chứa nấm mốc hoặc vi khuẩn đấy.
  • Đặt bộ lưới lọc trở lại vị trí thích hợp của nó trước khi thực hiện một lần giặt khác.

3.3 Với phần lưới lọc ở gần máy bơm nước hoặc ở cuối ống thoát nước:

Vị trí này yêu cầu bạn phải tháo vỏ ngoài để tiếp cận bộ lọc máy bơm nước từ phía sau của máy. Vặn ống xả nước khỏi mặt sau của máy giặt. Tháo bộ lọc và vệ sinh lưới lọc máy giặt sạch sẽ trước khi lắp lại ống thoát nước (Cách làm này sẽ làm nước dơ từ ống tràn ra nên bạn cần dùng giẻ lau để tránh bẩn sàn nhé)

Ngoài ra, có những lưới lọc có thể sử dụng một lần, thay vì làm sạch chúng, bạn có thể vứt bỏ và thay một bộ lưới lọc máy giặt mới vào vị trí cũ.

4. Nên vệ sinh lưới lọc máy giặt bao nhiêu lần một năm?

Để kéo dài tuổi thọ cho máy giặt, bạn cần vệ sinh lưới lọc máy giặt ít nhất 4 lần trong năm. Và đừng quên vệ sinh lồng máy giặt nhé, việc vệ sinh định kỳ như thế này sẽ đảm bảo cho máy giặt luôn trong trạng thái sạch sẽ, quần áo khi giặt không bị ẩm mốc và vấy bẩn.

Hãy tiến hành kiểm tra và nhanh chóng vệ sinh lưới lọc máy giặt để đảm bảo máy hoạt động tốt và duy trì bền cũng như khả năng làm sạch quần áo của máy.